Sản phẩm mới

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Thông tin chi tiết

« Quay lại

Tư vấn an toàn thực phẩm cửa hàng thuỷ sản

Đảm bảo những vật dụng chứa đựng, kệ, cơ sở buôn bán phải đúng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các mối nguy hại từ ngoài vào trong thực phẩm, bảo đảm giữ được chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe cho khách hàng đến mua.

 Định nghĩa Cửa hàng thủy sản là cơ sở bán các loại hải sản tươi sống bao gồm: tôm, cua, mực, cá, hải sâm, bào ngư, các loại ốc…

 


Vì sao cửa hàng thủy hải sản phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

Đảm bảo những vật dụng chứa đựng, kệ, cơ sở buôn bán phải đúng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế các mối nguy hại từ ngoài vào trong thực phẩm, bảo đảm giữ được chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đó, thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe cho khách hàng đến mua.

Điều kiện An toàn thực phẩm của cửa hàng thủy sản:

– Phải bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, thiết bị chứa đựng bảo quản thủy sản theo quy định.

– Thủy sản bày bán phải có nguồn gốc an toàn. Không được bày bán các loại thủy sản bị bệnh, ô nhiễm và ươn thối.

– Tuyệt đối không được dùng các loại hoá chất độc hại để bảo quản thủy sản (hàn the, phân urê…).

– Nhân viên bán hàng phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần, có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân.

– Nước sử dụng để rửa, bảo quản thủy sản phải sạch.

Hồ sơ thủ tục xin chứng nhận an toàn thực phẩm cửa hàng thủy sản

Căn cứ theo Thông tư 01/2013 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì Quy trình cấp chứng nhận an toàn thực phẩm Bộ Nông Nghiệp được tiến hành theo các bước:

- Dựa vào giấy phép kinh doanh và ngành nghề hoạt động, doanh nghiệp sẽ nộp 1 bộ hồ sơ tại cơ quan phụ trách cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở mình, hồ sơ bao gồm:

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc quyết định thành lập;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khoẻ;

Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm (đối với trường hợp cơ sở có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP).


- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm thực hiện thẩm tra hồ sơ kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở do đơn vị đã thực hiện, hoặc tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (nếu cần hoặc trong trường hợp cơ sở chưa được kiểm tra, đánh giá phân loại). Nếu đủ điều kiện thì cấp Giấy chứng nhận ATTP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Thời gian hiệu lực

– “Giấy phép an toàn thực phẩm cửa hàng thuỷ sản Bộ Nông Nghiệp“là: 03 năm.

 

iconBài viết khác :

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Hotline :

0903 672 822

Kinh doanh

VIDEO CLIP

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

THỐNG KÊ TRUY CẬP

icon
Trực tuyến : 1
icon
Hôm nay : 52
icon
Tuần này : 736
icon
Tổng lượt : 174764